Bùng nổ các cổng phát hành game

Được cập nhật: 08-04-2015 09:44:41

Một điều dễ thấy là trong giai đoạn 2011-2012 vừa qua, hàng loạt các cổng phát hành game liên tục được mở cửa như Gosu, Game9, Game5... hay mới đây là Innoflex.


Bên cạnh các cổng chơi game cũ, đã có từ lâu như Zing, Gate, Go hay ít ra là Soha, các cổng game mới này đang được vân hành khá thường xuyên và giúp cho làng game Việt có phần "sôi nổi" hơn rất nhiều. Điều đáng chú ý rằng hiện nay, gần như tất cả các NPH đều sở hữu các cổng chơi game riêng của mình, hay ít ra là một trang chuyên tổng hơp, giới thiệu những game online đang được vận hành của họ. 
 
Xu thế tất yếu
 
Trên thực tế, việc các cổng game được mở ra liên tục trong thời điểm này cũng là điều dễ hiểu, khi mà hầu như các NPH Việt đều cho ra mắt rất nhiều Webgame. Trung bình hàng tháng, gần như NPH cũng cố gắng cho ra mắt 1, thậm chí 2, 3 Webgame mới ở Việt Nam, nếu chúng ta tính cả những tựa game casual.

 
 
Từ đây, một xu thế tất yếu chính là việc NPH cần phải cho ra mắt một phương tiện để có thể giới thiệu tất cả các game online đang được vận hành của mình tới game thủ ngoài trang chủ, diễn đàn hay fanpage của game đang dần mất đi sức hút. Và chính lúc này, các cổng game liên tục được cho ra mắt như là một biện pháp tốt nhất để các NPH có thể "trưng bày" hầu như tất cả các game online của họ. Tất nhiên, các sản phẩm này đa phần là Webgame và game thủ có thể trực tiếp đăng ký tài khoản và chơi luôn thông qua cổng game này.
 
Nhìn lại trên thế giới thì việc phát hành các cổng game cũng không còn là chuyện gì quá mới mẻ, khi mà các cổng chơi game trở thành NPH lớn trên từng khu vực trên thế giới. Những tiện ích rất dễ nhận thấy rằng game thủ có thể cập nhật thông tin về các tựa game mới, dùng chung 1 tài khoản cho mà không phải đăng ký lại cho tất cả các game của cùng một NPH... Dễ thấy, những tiện ích dành cho game thủ này đã trở thành một xu thế tất yếu cho việc ra mắt các cổng game, đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà số lượng game online đang được phát hành có thể lên tới hơn 200 trong năm 2013.
 
Những bất cập
 
Tuy nhiên, dù rằng các cổng game được liên tục cho ra mắt ở Việt Nam với mục đích giúp cho game thủ có thể tiếp cận với các trò chơi mới, giảm bớt các khẩu nhỏ nhặt... thì điều đáng tiếc là một số cổng game lại hoạt động không thực sự hiệu quả, và còn nảy sinh rất nhiều rắc rối khác.
 
Điều dễ nhận thấy đầu tiên chính là việc các NPH thường chỉ chăm chút, quảng bá, PR cho chính các tựa game online của mình chứ không hề cập nhật thêm thông tin về các game online khác. Đây cũng là điều khá dễ hiểu nhưng chính điều này đã khiến cho các cổng game trở nên ít thu hút và không có tính cập nhật. Trong 1 tháng, một số ít cổng game gần như không hề có sự thay đổi cũng như không có dấu hiệu được cập nhật thông tin, và nếu như trong tháng đó NPH không mở cửa thêm một game online mới nào thì cổng game đó gần như không được cập nhật.
 
 
Vấn đề thứ 2 chính là việc ngày càng có nhiều cổng game được ra mắt ở Việt Nam (hiện đã có gần 10) sẽ khiến game thủ dễ bị "loạn", không biết đâu mà lần. Một ví dụ đơn giản của việc này chính là việc có một Webgame nhưng được phát hành trên nhiều cổng, điều này không chỉ gây khó khăn cho người mới chơi khi tìm kiếm mà còn khiến cộng đồng game thủ càng bị xé lẻ, do có thêm nhiều server mới được mở cửa ra.
 
Hơn thế nữa, điều này còn khiến cho chế độ chăm sóc khách hàng bị giảm sút. Như việc mới đây, Zing đột ngột đóng cửa Webgame Tiên Cảnh trên cổng của mình (dù cho game này vẫn đang được phát hành ở Việt Nam bởi Koramgame) mà không có bất cứ một thông báo nào.
 
Số lượng cổng game tăng nhanh quá mức, nhưng lại không có tính bao quát, cập nhật đã phần nào gây khó khăn cho game thủ Việt. Rõ ràng là trong khi cộng đồng game thủ vẫn thế nhưng lại có quá nhiều game online mới, cổng game mới được phát hành đang khiến cho cộng đồng ngày càng bị xé nhỏ, mất đi tính gắn bó trước đây vốn là điểm mạnh của làng game Việt.


Theo GameK
Gamebank - Thẻ cào trực tuyến

Các tin khác: