Thông Báo

Kính thưa quý khách hàng, nhằm mục đích tăng cường đầu tư cho chất lượng dịch vụ và an toàn bảo mật, Gamebank xin thông báo thay đổi phí dịch vụ QR Pay như sau: Mức phí mới 10%

TMĐT: cơ hội và thách thức trong thời khủng hoảng

Được cập nhật: 10-12-2014 23:11:48

Cụm từ Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn quá lạ lẫm với những doanh nghiệp. Nền kinh tế trong thời khủng hoảng càng khiến cho doanh nghiệp chú trọng tìm hướng phát triển và thương mại điện tử chính là một lối đi sáng.
 

Nở rộ như nấm sau mưa

Theo thống kê số liệu tháng 6/2012 - Bộ TTTT, Việt Nam có 35 triệu người dùng internet, 15 triệu người truy cập vào các website thương mại, và số hoạt động thường xuyên ước chừng 15% trong số đó, tức là có khoảng 2,3 triệu người có hoạt động mua bán trao đổi online.

Rõ ràng thị trường này hứa hẹn tăng trưởng tốt và sẽ có nhiều bất ngờ trong thời gian sắp tới. Trong năm 2012Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại điện tử khi nhiều doanh nghiệp lớn về Thương mại điện tử trên thế giới như Alibaba, eBay…đều có sự đầu tư vào Việt Nam.

Qua khảo sát tại 1.700 doanh nghiệp trên cả nước, có tới khoảng 1/3 số doanh nghiệp có doanh thu nhờ Thương mại điện tử, với mức trên 15% tổng doanh thu. Nếu so sánh với năm 2005 (chỉ 8%) thì thấy rõ các doanh nghiệp đã thật sự quan tâm đến Thương mại điện tử và biết tận dụng lợi thế Thương mại điện tử.
 
 
Cần áp dụng những biện pháp an toàn trong thanh toán trực tuyến - thương mại điện tử.
 
Đặc biệt xu hướng các "chợ ảo" xuất hiện, dưới nhiều hình thức khác nhau và có xu hướng tăng nhanh. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch Thương mại điện tử, trong đó không ít trang web đã tạo được uy tín trên thị trường như EnBac, Muare…

Trên một bài viết từ một  CEO của VCCrop đã dự kiến năm 2013, thị phần của TMĐT có thể tăng trên 50% nhờ sự đầu tư mạnh của các công ty lớn trong và ngoài nước, cùng với xu thế khởi nghiệp về TMĐT đang khá rầm rộ.

Và thực tế chứng minh VN đã xuất hiện đa dạng các loại hình TMĐT  như: loại hình C2C (Consumer to Consumer), B2C (Business to Consumer) hoặc B2B (Business to Business) và gần đây thì có B2T (Business to Team) với các trang của các ông lớn như FPT, VTC, VNG cho tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp.

Con đường không trải đầy hoa

Việc sụp đổ của NhomMua và trang  Muanban24 hoạt động trái pháp luật như 2 tiếng chuông cảnh báo mạnh mẽ cho Thương mại điện tử ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để Thương mại điện tử sẽ là ánh sáng qua đường hầm khủng hoảng kinh tế chứ không phải cái bẫy cho doanh nghiệp và tiêu dùng?

Nhìn trên bình diện phát triển chung của thế giới về Thương mại điện tử. Việt Nam vẫn còn tụt hậu và cần rất  nhiều việc phải làm. Hiện vẫn còn nhiều bất cập trong các vấn đề như: phương thức thanh toán, vận chuyển, chất lượng hàng hóa, bảo mật thông tin,… tại Việt Nam.

Tiếp xúc với người tiêu dùng thì có rất nhiều ý kiến trái ngược, có người cho rằng Thương mại điện tử là tất yếu vì tiện lợi, phù hợp với điều kiện thời gian của cuộc sống ngày càng gấp gáp, nhưng có người lại nói: cứ tiền tươi thóc thật cho an toàn! Câu nói này hoàn toàn dựa vào một thực tế không hiếm các vụ lừa đảo xảy ra khi mua hàng hoặc thanh toán qua mạng.
 

Thương mại điện tử: cơ hội và thách thức trong thời khủng hoảng (2)
Sử dụng internet cho dịch vụ mua thẻ điện thoại trực tuyến
đang là xu thế tiêu dùng thông minh của giới trẻ


Khi được hỏi về định hướng phát triển Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp. Ông Dương Đức Hạnh phụ trách sản phẩm Muathe.vn của công ty CP Công nghệ TMĐT RNG cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi, công ty RNG, mà cụ thể là sản phẩm Muathe.vn phát triển theo con đường Thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Việc mua mã thẻ cào trực tuyến hiện nay đang dần thay cho thẻ cào giấy, người dùng có thể nhanh chóng mua được thẻ cào nạp vào điện thoại, thanh toán tiện lợi và trực tuyến qua ngân hàng, thẻ ATM, sms - internetbanking.

Ông Hạnh nhấn mạnh: “Không thể nào phủ nhận được Thương mại điện tử là bánh xe đi lên - giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên đứng ở vị trí doanh nghiệp, chúng tôi cũng nhận thức ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bởi kiến thức tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam chưa cao, thường chạy theo số đông dẫn đến những làn sóng lợi dụng Thương mại điện tử, đồng thời xuất hiện tội phạm công nghệ cao thường xuyên tấn công doanh nghiệp và người dùng".

Thị phần TMĐT tại Việt Nam còn chưa xứng đáng với tiềm năng, nhưng lại  đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong vòng 2 năm tới, khi mà các khó khăn được gỡ bỏ dần và niềm tin người tiêu dùng được củng cố, thì không có doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lại có thể bỏ qua TMĐT.

Tất nhiên để TMĐT phát triển vững chắc còn rất nhiều điều cần phải làm như: tạo hành lang pháp lý,  phát triểnnền tảng công nghệ, tìm vốn đầu tư, nhưng mấu chốt vẫn là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vể quyền lợi của người tiêu dùng.
 

Theo CapheF
Gamebank - Mua thẻ trực tuyến

Các tin khác: