Thông Báo

Kính thưa quý khách hàng, nhằm mục đích tăng cường đầu tư cho chất lượng dịch vụ và an toàn bảo mật, Gamebank xin thông báo thay đổi phí dịch vụ QR Pay như sau: Mức phí mới 10%

Sức nóng của PUBG giảm sút, chẳng còn hot như năm ngoái lý do vì đâu

Được cập nhật: 16-03-2018 11:26:20

Sang đến năm 2018, dường như PUBG cũng chỉ là một tựa game như biết bao game online khác trên thị trường.

 

Không cần bàn cãi nhiều khi trong năm 2017, PUBG chính là tựa game hot nhất làng game Việt cũng như trên thế giới. Nếu nhìn lại thời điểm này 1 năm về trước, thì đúng ngày này tuần sau là PUBG sẽ chính thức tròn 1 tuổi kể từ ngày mở cửa phiên bản Early Access trên Steam. Khi ấy, cộng đồng game thủ Việt vẫn chưa thực sự quan tâm tới tựa game. Mãi đến khi chính thức ra mắt, cộng cả sức hút của bản thân tựa game online sinh tồn, lẫn những streamer chuyển từ CS:GO, LMHT và nhiều game hot khác sang PUBG chơi, thu hút sự chú ý của cộng đồng game thủ, tựa game này mới thực sự bùng nổ một cách khó mà tin nổi.

 

 

100 game thủ, tất cả được thả xuống cùng một bản đồ cực rộng. Họ bắt đầu trong tình trạng không vũ khí, trang bị, áo giáp, thậm chí là không có một mảnh vải che thân và phải đi tìm những món vũ khí được thả một cách ngẫu nhiên trong những ngôi nhà trên bản đồ. Trong vòng 30 phút, khu vực thi đấu sẽ dần dần khép lại, ép tất cả những kẻ sống sót phải chơi theo luật của game. Sẽ chỉ có một kẻ cuối cùng sống sót trong một trận đấu mà thôi. Last man standing, nếu bạn thích dùng những từ ngữ hoa mỹ để mô tả.

 

Câu chuyện 1 vs 99 như trong tác phẩm Battle Royale của nhà văn Nhật Bản Koushun Takami chẳng còn xa lạ gì với chúng ta nữa, nhất là sau những bộ truyện tranh dựa trên tác phẩm này, hay quen thuộc hơn với khán giả Việt Nam chính là 4 phần phim The Hunger Games, với trò chơi sinh tử được lấy làm tiền đề để khắc họa câu chuyện của một thế giới tương lai đáng sợ. Thế nhưng Battlegrounds, dù ý tưởng cũ, nhưng lại là đứa con tinh thần được nhào nặn qua thành công và thất bại của nhiều game trước đó.

 

Vậy, sau 1 năm, PUBG được gì, mất gì?

 

Một năm làm mưa làm gió

 

 

Hãy làm một phép so sánh đơn giản. Battlegrounds ra mắt ngày 25/03/2017. Mass Effect: Andromeda, tựa game nổi đình nổi đám của Bioware và EA ra mắt trước đó ít ngày, 21/03/2017. Thế nhưng theo VGChartz, tính đến thời điểm đầu tháng 04/2017, Andromeda mới chỉ bán được hơn 1 triệu bản trên cả ba nền tảng PC, PS4 và Xbox One. Thậm chí phiên bản PC cũng chỉ bán được vỏn vẹn hơn 60 nghìn bản. Một con số đáng thất vọng cho một dự án như Andromeda. Trong khi đó, chỉ có trên PC, mà thậm chí game còn chưa hoàn chỉnh, theo lời nhà phát triển Bluehole, mà Battlegrounds đã kịp bán được hơn 2 triệu bản chỉ trong tháng đầu tiên ra mắt. Một thành tích khủng khiếp của Brendan Greene và đội ngũ phát triển từng tạo ra những game online bom tấn như Tera hay Devilian.

 

Nhà nhà chơi PUBG, người người chơi PUBG. Bản thân các quán net Việt Nam thì è cổ chi tiền nâng cấp máy tính từ CPU đến RAM để chạy PUBG không bị giật lag hoặc crash do máy quá yếu, còn những cửa hàng phần cứng máy tính thì hoan hỉ vì giữa bão giá card đồ họa lẫn trong thời điểm RAM tăng giá do thiếu hụt nguồn cung, những nhà phân phối vẫn bán được phần cứng một cách vô cùng đều đặn bất chấp giá tăng cao ngất ngưởng. Chung quy, lý do gần như duy nhất cũng chỉ có... "để chơi mượt PUBG".

 

Tính riêng tại Việt Nam, phong trào PUBG đã lấn át được cả LMHT lẫn CS:GO lẫn cả DOTA 2, ba bộ môn gần như thống trị phòng net tại Việt Nam. Khi ấy chỉ vài tháng trời, nó đã kịp trở thành một trong những trò chơi phổ biến nhất tại Việt Nam và dễ hiểu là các quán net cũng phải nhanh chóng cài đặt, nâng cấp cấu hình để bắt kịp với thời đại, phục vụ các khách hàng.

 

Và khi game có nhiều người chơi, mặc định nó trở thành một tựa game thể thao điện tử. Không chỉ bùng nổ cả về số lượng và chất lượng người chơi so với thời điểm thử nghiệm (Early Access), PUBGcòn được các nhà tổ chức game chuyên nghiệp đón nhận, nhờ lối chơi hấp dẫn và dễ tiếp cận. Đây cũng là tiền đề để các giải đấu lần lượt bùng nổ khắp nơi trên thế giới.

 

 

Bản thân làng game Việt cũng đã dần bắt kịp với xu thế chung của làng game thế giới, khi sở hữu những giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên do MSI và GIGABYTE đứng ra tổ chức, lần lượt mang tên là MSI GameK Championship 2017 và AORUS PUBG Championship, với phần thưởng từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Với những thể thức thi đấu đầy hấp dẫn và quen thuộc như Solo Mode, Squad Mode, cùng khách mời là các Caster nổi tiếng như Hoàng ViruSs và PewPew, dễ hiểu khi các giải đấu này thu hút rất đông các game thủ tham gia cùng lượng lớn khán giả theo dõi.

 

Thế nhưng đó là chuyện của năm 2017.

 

Sang đến năm 2018, dường như PUBG cũng chỉ là một tựa game như biết bao game online khác trên thị trường. Có khác biệt chỉ ở chỗ người chơi vẫn đông, nhưng sức hút của tựa game này chẳng còn được như trước đây nữa. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

 

Lý do số 1: Một năm trời mà vẫn còn lỗi game

 

 

Gần đây nhất, PUBG Corp đang phải hủy bỏ việc sử dụng công cụ chống hack cheat mới, vốn được hứa hẹn sẽ là vũ khí cực kỳ hiệu quả chống lại tình trạng hack cheat đang hoành hành trong tựa game online sinh tồn được hàng chục triệu người yêu thích. Lý do là kể từ khi ra mắt, hệ thống chống hack này đã khiến cho không ít game thủ phải dở khóc dở cười vì tốc độ khung hình sụt giảm trầm trọng, crash game xảy ra như cơm bữa. Ấy là chưa kể không ít người bị ban nhầm tài khoản vì hệ thống chống hack mới làm việc không được hiệu quả như mong đợi.

 

Đó chỉ là một trong số rất nhiều những lần game gặp lỗi nghiêm trọng, từ giật lag đến sụt khung hình sau mỗi lần cập nhật. Chúng ta đang nói đến một tựa game ra mắt cả năm trời mà đến giờ vẫn chưa hoàn hảo về mặt tối ưu in-game, ngay cả sau khi chính thức phát hành hồi tháng 12 vừa rồi.

 

Cùng với đó là rubberbanding, tình trạng server và client không đồng bộ được với nhau, khiến người chơi chạy "có đà", lên được 2 bước thì bị kéo giật lùi 3 bước đang là vấn nạn trong hầu hết mọi trận đấu PUBG ngay cả sau khi game chính thức ra mắt. Thực tế thì, chính Bluehole cũng chẳng biết điều gì khiến cho tình trạng rubberbanding trở nên tồi tệ như thế này. Greene cho biết, sẽ mất thời gian để loại bỏ lỗi này vì có vẻ như nó là "một vấn đề ở chính netcode của Unreal Engine", nhưng nó cũng có thể đến từ bất kỳ đâu.

 

Lý do số 2: Hack cheat thả dàn không ai kiểm soát

 

Chỉ vì những kẻ thích dùng hack cheat phá game đang hoành hành ở mức độ đáng báo động mà NPH PUBG Corp đang phải trì hoãn rất nhiều tính năng và nội dung mới dành cho cộng đồng game thủ thưởng thức trò chơi này. Thậm chí thay vì tập trung làm việc và phát triển để tung ra map thi đấu thứ 3 của PUBG, cùng rất nhiều thứ mới mẻ dành cho game thủ chơi tựa game này, giờ đây họ phải cố gắng hết sức để tạo ra một hệ thống chống lại hack cheat hiệu quả để người chơi không quay lưng với tựa game cực hot.

 

“Hiện tại, có khoảng 99% lượng Hack/ Cheat trong game đến từ Trung Quốc. Mặc dù vấn nạn này xảy ra ở khắp nơi trên toàn thế giới nhưng có vẻ như hành động đáng lên án này tại lại dễ "được" các game thủ tại đất nước tỷ dân chấp nhận. Dù sao thì, Trung Quốc cũng sở hữu lượng người chơi lớn nhất trên thế giới”. Đó là những gì mà cha đẻ của PUBG , Brendan Greene trong cuộc phỏng vấn mới đây. Ngay lập tức, nhiều game thủ PUBG đã lên tiếng kêu gọi đòi ngăn chặn và không cho người chơi đến từ Trung Quốc truy cập vào các server khác.

 

Giờ đây khi PUBG đã có một server riêng và client game riêng cho thị trường Trung Quốc, thì cách chống hack cheat của tựa game sinh tồn bom tấn này cũng gắt hơn hẳn so với những phiên bản dành cho thị trường quốc tế. Cụ thể hơn trong bản cập nhật mới nhất của phiên bản PUBG Trung Quốc, nút Report đã được đưa thẳng ra ngoài lobby, thay vì ở màn hình kết thúc trận đấu sau khi bị hạ gục như bình thường. Tencent, đối tác của PUBG Corp tại thị trường Trung Quốc cho biết, trong vòng 72h kể từ lúc một game thủ bị report, họ sẽ có cách giải quyết đích đáng. Chỉ cần dùng hack 1 lần là có thể bị ban tài khoản vĩnh viễn.

 

Lý do thứ 3: Game khác nhẹ hơn, chơi vui hơn, và quan trọng nhất là miễn phí

 

 

Fortnite Battle Royale, PUBG Mobile, Rules of Survival, những tựa game với lối chơi y hệt không khác chút gì PUBG. Thế nhưng khi nhìn vào cả ba tựa game này chúng ta cùng thấy hai điểm chung: Cấu hình đòi hỏi không quá nặng nề như PUBG, thậm chí có thể chơi ngay trên điện thoại, và thứ hai là miễn phí 100%. Giữa một tựa game miễn phí hoàn toàn và một game đòi hỏi bạn bỏ 340 nghìn Đồng để mua key game bản quyền, chắc hẳn bạn cũng biết lựa chọn của đông đảo người Việt Nam rồi chứ?

 

Bản thân Fortnite Battle Royale giờ cũng có số lượng người chơi, cả tổng số người chơi lẫn CCU, số lượng người chơi cùng lúc đều đã vượt được PUBG, và bản thân những streamer nổi tiếng nhất trên Twitch lẫn YouTube đều đã chuyển hẳn sang Fortnite vì quá bất bình với cách làm việc của PUBG Corp. Thực tế thì đó cũng là một tác nhân không hề nhỏ ảnh hưởng đến lựa chọn chuyển game từ PUBG sang Fortnite Battle Royale của rất nhiều người Việt.

 

Theo: Helino

Game bank - Tích hợp đổi thẻ cào tiện lợi


Các tin khác: