Những cái "không" trong Cửu Âm Chân Kinh
Đây cũng chính là những điểm khác biệt so với thói quen giải trí trực tuyến bấy lâu của game thủ Việt.
Không bao giờ offline
Sau một ngày dài hành tẩu giang hồ, thời gian người chơi offline chính là lúc các nhân vật trở về chốn quen thuộc của mình, kiếm thêm thu nhập từ những nghề tay trái như: đốn củi gánh nước, làm công hay xin một chân tiểu nhị chạy vặt ở các trà lâu. Những công việc này sẽ mang lại cho nhân vật một nguồn thu nhập không hề nhỏ, đồng thời có thêm điểm tu vi tích lũy mà không đòi hỏi người chơi phải online.
Cũng chính vì có những khoảng thời gian offline thế này, nhân vật sẽ dễ bị sơ hở và rơi vào rất nhiều tình huống oái ăm như bị bắt cóc bởi những người chơi khác. Biết đâu một lúc nào đó đăng nhập vào game, thay vì tỉnh dậy ở mái nhà ấm cúng quen thuộc thì người chơi lại nhận ra, mình đang ở một nơi nào đó hoàn toàn lạ lẫm?
Không thể chỉ click và click
Ngay từ đầu, người chơi đã "nếm mùi" vất vả khi nhiệm vụ "bỗng dưng" mất dấu không tăm tích. Khác với lối chơi mà webgame đã tạo thành lối mòn trong tâm trí chúng ta suốt 2 năm nay, mặc dù Cửu Âm Chân Kinh phiên bản Việt đã có thêm tính năng Tự động tìm đường, tuy nhiên không phải khi nào người chơi cũng có thể trông chờ vào tiện ích này được. Người chơi phải học cách làm quen trở lại với việc theo dõi lời thoại NPC, theo dõi cốt truyện như những ngày đầu game online cập bến Việt Nam.
Không phải muốn làm nhiệm vụ là nhận được
Cửu Âm Chân Kinh có mạng lưới nhiệm vụ dày đặc, người chơi mới vào có thể sẽ "hoa mắt" trước những nhiệm vụ có thể nhận ở khắp nơi. Ngay cả người chơi lâu năm cũng nhiều khi "bất lực" trước những kỳ ngộ không tài nào hoàn thành được.
Không cấp độ
Cấp độ (level) vốn là thước đo cơ bản nhất trong các game nhập vai, tuy nhiên đây chỉ là con số bề nổi. Càng về sau, các nhà sản xuất game càng giảm bớt sức nặng của việc "cày kéo" level xuống, thay vào đó những yếu tố chính để xác định năng lực nhân vật như Lực chiến hay trang bị "khủng" dần được đưa vào đúng vị trí quan trọng của nó. Ở Cửu Âm Chân Kinh, người chơi bỏ qua một cuộc đua cấp độ, nhưng sẽ được gia nhập vào nhiều cuộc đua khác: Nội công, Danh vọng giang hồ...
Không mục tiêu khi chiến đấu (Non-target)
Từ lâu, game thủ Việt đã quen thuộc với kiểu chiến đấu click chọn mục tiêu, sau đó "spam" kỹ năng tấn công hoặc hỗ trợ cho đến khi mục tiêu bị hạ gục. Tuy nhiên, với Cửu Âm Chân Kinh lại hoàn toàn khác. Hệ thống kỹ năng trong trò chơi được xây dựng theo quy tắc "kéo-búa-bao" tương khắc lẫn nhau. Một số kỹ năng chỉ có thể xuất ra khi target được vào mục tiêu, số còn lại thì không cần target hay chỉ có tác dụng khi đối phương đang đỡ đòn.
Vì thế, người chơi cần phải linh hoạt phối hợp giữa 3 loại chiêu thức để có thể hạ gục đối thủ. Hệ thống khinh công sẽ phần nào giúp người chơi có thể áp sát, né đòn, thực hiện các dãy chiêu thức một cách linh hoạt, bài bản và đẹp mắt, khiến những trận PK trở nên gay cấn.
Không có khái niệm "tiền đè chết người"
Trong nhiều game online hiện nay, tính năng VIP cùng các vật phẩm cash shop thường gây ra hiện tượng mất cân bằng trong thế giới ảo và sớm hay muộn cũng sẽ trở thành game "pay-to-win". Tuy nhiên, Cửu Âm Chân Kinh lại không đi theo hướng này.
Cụ thể, tiền chủ yếu giữ tác dụng thúc đẩy nhanh hơn quá trình tu luyện. Ngoài ra, những yếu tố quan trọng khác đều yêu cầu người chơi phải bỏ thời gian và công sức trải nghiệm, chiêm nghiệm để đạt được. Khoảng cách giữa "dân thường" và VIP chỉ là thời gian tu luyện.
Theo Game Thủ
Gamebank - Diễn đàn Cửu Âm Chân Kinh
Các tin khác:
- Những cái "không" trong Cửu Âm Chân Kinh
- Cảm nhận vẻ mỹ lệ của Cửu Âm Chân Kinh
- Chơi Vua Bóng Rổ lĩnh Ipad
- Vì sao Cửu Âm Chân Kinh là game kiếm hiệp đặc sắc nhất?
- Thiên Long Bát Bộ 3 ra mắt teaser
- Auction House đã làm hại Diablo III
- Cơ hội nhận IPhone vàng cho game thủ TLBB
- Vua Bóng Rổ đã chính thức về Việt Nam