SteelSeries Siberia V3 – Chuẩn mực mới cho tai nghe game thủ
Ngay từ lúc ra mắt thì tai nghe Siberia V3 của hãng SteelSeries đã tạo nên cơn sốt trong dòng sản phẩm tai nghe dành cho cộng đồng game thủ. Tiếp bước với Siberia V2, V3 mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn sự ra đời của 3 mẫu Siberia mới: Siberia RAW, V3 và V3 Prism. Trong bài viết này chúng ta chỉ đến với Siberia V3 cùng với những ưu điểm vượt trội của nó.
Điểm mặt 3 sản phẩm của hãng Corsair đang bán chạy tại Gamebank
Thiết kế
SteelSeries đã vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ các trên thị trường khi cho ra đời sản phẩm Siberia V3 với mức giá gần 2 triệu. Thiết kế của Siberia V3 được đánh giá là hiện đại, cá tính và phù hợp với cộng đồng game thủ.
Giống với V2, V3 vẫn giữ thiết kế gọng nhựa với vành kim loại chịu lực kiêm cáp kết nối tín hiệu từ earcup từ bên phải sang bên trái có khả năng kéo dài và thu gọn microphone vào bên trong earcup, vẫn là thiết kế driver lệch 30 độ so với trục nằm ngang để tạo ra trải nghiệm âm thanh như mong muốn đối với game thủ, thế nhưng Siberia V3 hoàn toàn không phải một bản sao 100% của người tiền nhiệm V2. Một số chi tiết đã được SteelSeries cải tiến so với phiên bản cũ để tạo ra trải nghiệm sử dụng thoải mái hơn cho người sử dụng.
Ưu điểm của V3 so với V2 là khối lượng nhẹ hơn và lực ép lên đầu khi đeo tai nghe cũng giảm đi đáng kể. Với hai thay đổi này đã khiến cho game thủ có thể đeo V3 trong một khoảng thời gian dài, phục vụ cho các tác vụ từ nghe nhạc, xem phim cho tới chơi game một cách thoải mái hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, tuy vẫn sử dụng hệ thống cáp kéo cổ điển đã gặp trong rất nhiều chiếc tai nghe từ trước tới nay thay cho hệ thống thay đổi chiều dài của connector, thế nhưng phần headband đã được SteelSeries loại bỏ lớp bọc vải ở mặt tiếp xúc với đầu của game thủ. Điều này khiến cho headband có độ bền cao hơn và không còn bị tác động bởi mồ hôi của người dùng trong quá trình sử dụng.
Thay đổi thứ ba là về cáp kết nối. Thay vì giữ lại hệ thống tăng giảm âm lượng và switch bật tắt microphone tích hợp trên cáp tín hiệu, SteelSeries đã lược bỏ chúng hoàn toàn, thay vào đó là switch microphone được đặt ở ngay phía sau earcup bên trái, giúp người sử dụng linh hoạt hơn thay vì phải lần mò dây cáp để tắt mic như trước đây.
Kèm với đó là khả năng tương tác. Với cáp kết nối dài 1,2 mét và jack 3.5 4 chấu, game thủ có thể tùy ý sử dụng Siberia V3 với điện thoại, với tay cầm PS4 thông qua cổng tích hợp, hay bất kỳ thiết bị nào sở hữu cổng âm thanh 3.5 mà vẫn có thể sử dụng microphone đi kèm. Tuy nhiên với PC, người sử dụng sẽ cần tới đoạn cáp kéo dài với khả năng chia kênh headphone và microphone riêng để đem V3 vào những trận đấu game kịch tính.
Tuy nhiên một điểm trừ của Siberia V3 là phần bao bì tuy tinh tế, đậm chất hiện đại nhưng phần vỏ nhựa giữ tai nghe bên trong lại có xu hướng hơi "dìm hàng" giá trị của chiếc tai nghe.
Âm thanh
So sánh với Siberia V2, âm thanh trong game đã bớt chói, dễ nghe hơn nhưng đi kèm với đó là mức độ chi tiết cũng như âm trường của những tiếng động trong game tái tạo, ngay cả khi thiết lập volume thấp để không gây ảnh hưởng tới thính giác của người chơi.
Trong khi đó với DOTA 2 và… Skype (dùng để thử nghiệm khả năng của microphone), phản hồi của những người đồng đội tôi chơi cùng là khá tốt, khi âm thanh mà đồng đội nghe được thông qua micrphone khá trong trẻo, dễ nghe, không bị tạp âm nhiều trong khi độ nhạy của mic vẫn được giữ nguyên. Vào ban đêm, những lời thì thầm khá nhỏ của tôi vẫn được nghe thấy một cách trọn vẹn, đó là điều Siberia V3 làm khá tốt.
Đối với nhiều game thủ, đã từ lâu họ coi Siberia V2 như một trong số những chiếc tai nghe chơi game có chất lượng âm thanh phù hợp với âm nhạc nhất: Tiếng nịnh tai, ấm áp, bass dày, hợp với nhiều loại nhạc mà game thủ hay thưởng thức như pop, dance, dubstep hay EDM nói chung.
Vẫn là thứ âm thanh ấm áp vốn có của những chiếc tai nghe SteelSeries, thế nhưng nếu xét một cách tổng thể, V3 có chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Thay vì sở hữu bass dày dặn, có sức mạnh, thì dải mid mượt mà, ấm áp và hơi thiên về midbass khiến cho V3 hợp với những bản pop ballad hơn. Tương tự như vậy, mid bass có texture và chi tiết tốt, phù hợp với nhiều thể loại nhạc điện tử. Trong khi đó với thử nghiệm nhạc jazz và một số thể loại khác, cả dải high lẫn low bass đều bị roll off, hơi chới với và thiếu lực, cũng như sub bass không xuống đủ sâu để thỏa mãn những đôi tai khó tính.
Điều đáng chú ý là, tuy chỉ có trở kháng 32 Ohm, thế nhưng độ nhạy của Siberia V3 chỉ nằm ở ngưỡng 80 dB. Nó có thể có được “độ to” đáng ngạc nhiên trên điện thoại di động cũng như laptop, nhưng để có được độ chi tiết tốt của âm thanh, thứ mà dải mid trình diễn rất xuất sắc nếu xét tới những chiếc tai nghe chơi game trong tầm giá 2 triệu Đồng, thì một chiếc headamp hay soundcard lại là thứ cần thiết cho game thủ.
Sử dụng
Dĩ nhiên bên cạnh chất lượng âm thanh, thì trải nghiệm sử dụng vẫn là một trong số những điều đáng quan tâm với những chiếc tai nghe dành cho game thủ. Với Siberia V3, tuy mất thêm một vài giây để cố định hai earcup sao cho vừa khít với tai của tôi, tuy nhiên khả năng cách âm của chiếc tai nghe là rất đáng ngạc nhiên, đi kèm với đó là trọng lượng nhẹ hơn và lực ép không quá mạnh, giúp những người đeo kính như tôi trải nghiệm game khá thoải mái.
Tạm kết
Một lần nữa, SteelSeries lại đặt ra một chuẩn mực mới cho chiếc tai nghe dành riêng cho game thủ. Họ đã cân bằng được phần nào mức giá, trải nghiệm sử dụng thoải mái cũng như chất lượng âm thanh ở phiên bản thứ ba của dòng tai nghe Siberia đình đám.V3 trong một khoảng thời gian dài, phục vụ cho các tác vụ từ nghe nhạc, xem phim cho tới chơi game một cách thoải mái hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, tuy vẫn sử dụng hệ thống cáp kéo cổ điển đã gặp trong rất nhiều chiếc tai nghe từ trước tới nay thay cho hệ thống thay đổi chiều dài của connector, thế nhưng phần headband đã được SteelSeries loại bỏ lớp bọc vải ở mặt tiếp xúc với đầu của game thủ. Điều này khiến cho headband có độ bền cao hơn và không còn bị tác động bởi mồ hôi của người dùng trong quá trình sử dụng.
Tham khảo http://gamek.vn/
Hãy liên hệ shop Gear Gamebank để biết thêm thông tin và trải nghiệm những sản phẩm này nhé!!
Hotline: 0966 187 300 or 0966 580 530
Địa điểm: 313/10 Nguyễn Trọng Tuyển, P10, Q Phú Nhuận
Gamebank Gear- Điểm đến của Game thủ - Giá Tốt Bảo Hành Chính Hãng - Hotline: 0966.187.300
Posted by Gamebank Gear on 17 Tháng 8 2015
Các tin khác:
- SteelSeries Siberia V3 – Chuẩn mực mới cho tai nghe game thủ
- Ozone Argon – Bước nhảy đột phá đến từ người Châu Âu
- Điểm mặt 3 sản phẩm của hãng Corsair đang bán chạy tại Gamebank
- Ozone Strike Battle – chiến tướng sắp xuất hiện tại Việt Nam.
- Cùng xem Modding.fr review OZONE Argon OceloteWorld
- Review bộ đôi chuột Argon và tai nghe Blast Ocelote World của Ozone
- Review bàn phím cơ Ducky Shine 4
- Motospeed K70 bàn phím đầy sắc màu giá rẻ